Cách viết hồ sơ một đề tài khoa học. Phần 2: Xây dựng thuyết minh

khunglogic.png
Hình 1: Khung logic của đề tài

Việc xây dựng thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi những kỹ năng về tư duy logic và viết theo phong cách khoa học. Đây là công việc cần được thiết kế chặt chẽ và thực hiện tuần tự các bước. Bài viết này nhấn mạnh vào những điều nên và không nên trong từng bước xây dựng một thuyết minh chuẩn mực. Điều này cũng có thể được sử dụng tham khảo trong viết một bài báo hay một luận văn, luận án.

1) Tại sao viết đề tài?

Nên:

  • Xác định rõ mục đích viết đề tài:
    • Xin tiền tài trợ?
    • Phát triển kiến thức?
    • Phát triển sự nghiệp?
    • Muốn nổi tiếng?
    • Sống như một nhà khoa học! (quan trọng nhất!)

Không nên

  • Mục đích “xin tiền” là không đủ để viết một thuyết minh đề tài thành công!

2) Bắt đầu viết đề tài thế nào?

Nên

  • Xác định chủ đề/vấn đề NC
  • Công thức hóa vấn đề nghiên cứu và tương tác đa ngành
  • Bắt đầu bằng động não!
    • Xác định rõ mục tiêu và phạm vi NC đối với vấn đề NC
    • Động não về phương pháp và cạnh tranh chuyên môn
  • Mind map: Cấu trúc lại điều đã động não
  • Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
  • Xây dựng khung logic (logframe) (Hình 1)

Không nên

  • Không bắt đầu viết khi chưa xác định được mục tiêu rõ ràng
  • Không bắt đầu viết khi chưa hình dung ra khung logic của đề tài trong đầu

3) Xác định tổng thể đề tài

Nên

  • Xác định vấn đề nghiên cứu, công thức hóa ý tưởng
  • Xác định phương pháp và thiết bị kỹ thuật cần thiết để thực thi ý tưởng
  • Xác định các chuyên ngành liên quan và có thể liên quan
  • Kiểm tra các điều kiện của cơ quan tài trợ

Không nên

  • Không đưa vào các phương pháp “nghĩ là hay” nhưng không đóng góp gì trong giải quyết vấn đề
  • Không đưa vào các phương pháp mà không có thành viên đề tài nào có kỹ năng phù hợp

4) Xác định các thành viên đề tài

Nên

  • Xác định các thành viên có thể cung cấp các trợ giúp thiết thực cho đề tài
  • Tuyển chọn các thành viên dựa vào: các công bố khoa học, các đề tài đã tham gia
  • Đánh giá đúng mức bản thân mình. (Làm thế nào để đánh giá chủ nhiệm đề tài?).

Không nên

  • Không lấy các thành viên vì lý do cá nhân hay do tổ chức yêu cầu
  • Không đánh giá quá cao bản thân mình (năng lực, kỹ năng), điều này sẽ giúp chúng ta tránh các bất đồng trong nhóm nghiên cứu, bởi vì các thành viên cũng đánh giá chủ trì đề tài và trân trọng sự cộng tác bình đẳng

5) Viết thuyết minh đề tài: Đừng làm tốn thời gian của phản biện!

Nên

  • Viết thẳng vấn đề muốn nói
  • Ngắn gọn, chính xác khi giải thích
  • Khi đã được viết ở đoạn khác trong thuyết minh, kiểm tra có thực sự cần thiết không
  • Viết như một người có chuyên môn nói chuyện với một người có chuyên môn
  • Viết theo 1 cấu trúc rõ ràng!

Không nên

  • Không lảng tránh cũng không “bốc đồng” trong giải thích!
  • Không lặp lại ý đã nói rồi
  • Không giải thích toàn bộ kiến thức
  • Không giải thích các vấn đề gián tiếp (chỉ dựa vào đó)

6) Tổng quan tài liệu

Nên

  • Khảo sát cẩn thận tình hình nghiên cứu và tổng quan vấn đề nghiên cứu
  • Nhấn mạnh bằng những nhận xét và tranh luận

Không nên

  • Không giải thích các quá trình, các yếu tố, các trường hợp cụ thể
  • Không viết như một chương sách!
  • Không liệt kê tài liệu!

7) Mục tiêu đề tài

Nên

  • Xác định mục tiêu tổng quát
  • Xác định các mục tiêu cụ thể là rất cần thiết
  • Xác định các phương pháp cần thiết để tiếp cận với các mục tiêu này
  • Chỉ rõ các kết quả tương ứng với phương pháp sử dụng
  • Cập nhật mục tiêu nghiên cứu theo những nghiên cứu mới nhất

Không nên

  • Không giải thích các phương pháp không sử dụng
  • Không đưa ra các mục tiêu mà không giải thích làm thế nào để thực hiện

8) Dự toán kinh phí

Nên

  • Xây dựng dự toán kinh phí dựa theo các phương pháp sử dụng
  • Chỉ rõ trong dự toán rằng chúng ta đã tính toán những mở rộng cần thiết của nghiên cứu (số lượng thí nghiệm, số mẫu,….)

Không nên

  • Không thổi phồng các chi phí thực hiện đề tài!

9) Khi thuyết minh đề tài thất bại

Nên

  • Liên lạc với văn phòng tổ chức tài trợ và yêu cầu phản hồi
  • Nói chuyện với đồng nghiệp và nhận góp ý
  • Sửa chữa và gửi lại hồ sơ!

Không nên

  • Không nên từ bỏ!

 

Xem thêm: Cách viết hồ sơ một đề tài khoa học. Phần 1: Các buớc cơ bản

One thought on “Cách viết hồ sơ một đề tài khoa học. Phần 2: Xây dựng thuyết minh

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: