Liên hệ đặt sách: caolanhatrang@gmail.com, www.facebook.com/duy.1981
Tự bạch
Cao La Tứ Hải không phải nhà thơ. Hắn viết vì nhu cầu chia sẻ và giải tỏa. Có tuần viết vài bài nhưng có khi cả năm không viết. Hắn viết về những con nguời hắn gặp, gần gũi, yêu thương hoặc đôi khi ở xa vời vợi. Hắn viết về những mảnh đất hắn sống và đi qua: Hải Dương, đất trạng Thành Đông, nơi hắn sinh ra với tuổi thơ đuổi chấu giữa đồng bằng và những con sông không bao giờ cạn; Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn hiến, có trường, có bạn, có thêm một góc nhìn đời sống từ “bên cửa ô tầng sáu” nơi hắn trọ; Greifswald, thành phố nhỏ bên bờ biển Baltic, cùng hàng chục thành phố Tây Âu lộng lẫy và ấm áp, cho hắn biết Tây – Ta, cảm được “Tết trong tuyết” và nghe được “13 âm xa” từ cây đàn Tổ quốc; và Nha Trang, một thành phố du lịch biển giữa miền Trung nghèo khó, là một điểm đến từ xa lạ thành thân quen như một duyên phận của cuộc đời.
“Ở trong nguyên tử của đàn ông”, “Đất nước tập đi từ đồng ra biển”, “Tôi đi tìm biên giới của tôi” và “Cầu gai trắng” là những chùm thơ và trường ca như những dòng nhật ký ghi lại cuộc hành trình 22 năm tuổi trẻ của hắn, của thời yêu, của thời cuộc đất nước đang nhúc nhích chuyển mình trong thế giới toàn cầu hóa diễn ra chóng mặt, và của mùa dịch bệnh Covid-19 tràn ngập khắp nơi với bao đau thương và suy ngẫm chậm lại của cuộc sống bình thường mới. Hắn mong đất nước hắn vượt qua cảnh “Chân bì bõm cả ngàn năm đồng áng” để quay mặt tiến ra biển và tới ngày “Đất nước đẹp giàu yêu nhịp sóng như tim”. Hắn cũng cầu mong dịch bệnh khủng khiếp mang tên “cầu gai trắng” sẽ nhanh chóng đi qua, để mỗi người được quay lại một cuộc sống giản đơn và trực quan nhất:
“Anh bán cá mang biển tanh vào chợ
Ngắm chị mực khô hở răng cười”
Trước khi viết, chưa bao giờ hắn có ý định in thơ. Bài thơ đầu tiên “Thu rơi nỗi niềm” đoạt giải Nhì cuộc thi thơ của Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương là một kỷ niệm đẹp, một sự khích lệ ngòi bút. Tứ thơ “Xa cách” có một giải thưởng con con của tờ Văn nghệ cho hắn một niềm vui nho nhỏ. Hắn chưa bao giờ tổng kết đã viết bao nhiêu bài. Một số đăng online trên Làng văn (VnExpress), Thi viện, Văn chương Việt, Diễn đàn thơ trẻ,…
Xin cảm ơn nhà thơ Nguyễn Lam Điền – cô giáo dạy văn tuyệt vời của hắn, và nhà thơ Như Quỳnh de Prelle – người bạn học đồng khóa, đã góp ý và giúp hắn biên tập nhiều bài trong tập thơ đầu tay này.

Mục lục
Ở trong nguyên tử của đàn ông
Điều còn mãi
Rụt rè
Nữ sinh mùa thu
Xa cách
Tháng mười sinh nhật em
Những giọt tình thu Hà Nội
Anh gọi em
Mùa lãng quên
Trả lời
Đồng dao hoa cỏ
Lúc la lúc lắc
Leo xuân
Nhớ
Yêu
Mùa mơ
Mùa thu
Sông Sài Gòn
Xuân và em
Đàn bà và đàn ông
Đêm bay
Hồ Xuân Hương
Tổ ấm mong manh
Nụ cười đỏ
Trên Vịnh Hạ Long
Ở trong nguyên tử của đàn ông
Ngày 20 tháng 10
Đất nước tập đi từ đồng ra biển
Thu rơi nỗi niềm
Bay
Bà ơi
Trắng và đen
Tết xưa
Trở về tuổi thơ
Thư gửi mẹ
Vòng tròn ấu thơ
Nhớ cha
Bác thợ hàn
Mòn
Rừng xưa
Những dòng đời
13 âm xa
Tết trong tuyết
Mắt biển Nha Trang
Những cây bàng biển ở Trường Sa
Nhớ biển
Bụi vi vu
Con đi theo bố về với Tết
Đợi con
Bi ca những loài cá biển sâu
Hội An
Hà Nội mùa hè
Bố em luôn nhảy dù ra được
Không ngủ
Chuyện ở cầu Cần Thơ
Nụ cười hoa gốm Bát Tràng
Lên đỉnh miền Tây Bắc
Anh đến Mường Lò
Viên đạn cuối cùng
Sài Gòn và những chuyến bay
Đà Nẵng và giấc mơ hoang
Đất nước tập đi từ đồng ra biển
Con yêu, đôi má son hồng
Tôi đi tìm biên giới của tôi
Ký túc xá đêm trăng
Con đường mùa xuân
Ngồi bên sóng
Mong manh
Bên cửa ô tầng sáu
Sống
Tôi đi tìm biên giới của tôi
Cà phê đen
Ngẫu nhiên số 34
Một mình
Những ngày lặng gió
Sự tích cây khế
Một ngày
Lòng người
Cuộc sống giản đơn
Tiếng lòng
Bão tuyết
Cây bình an
Thơ 38
Trong bóng cây
Tháng mười thèm bay
Hai bốn Tết
Cầu gai trắng (Trường ca)
Đối thoại của hai linh hồn
Khúc không hành của cầu gai trắng
Nốt nhạc Bergamo
Tự do và trắc ẩn
Lời người ốm
Tổ ấm bình an Tổ quốc hoà bình
Hoa đỏ hè xanh
Mắt biếc tháng mười hai
Nha Trang ơi
Nước nghèo đang giàu lên như vậy
Điệp khúc của những người còn sống